Kiến bâu vào thức ăn cho mèo: nguyên nhân và cách xử lý
Mục lục
1. Kiến bâu vào thức ăn hạt cho mèo do có đường?
2. Mèo ăn phải thức ăn dính kiến có nguy hiểm không?
2.1 Kích ứng dạ dày và bị bệnh tiêu hóa
2.2 Nguy cơ bị nhiễm khuẩn
2.3 Mèo bị dị ứng hoặc mẫn cảm
2.4 Mèo bị tổn thương vùng miệng
3. Cách để ngăn kiến đến gần thức ăn của mèo
3.1 Cất kỹ thức ăn
3.2 Giữ vệ sinh khu vực ăn uống
3.3 Hạn chế thời gian cho mèo ăn
3.4 Thay đổi vị trí đặt bát ăn
3.5. Vây quanh mặt ngoài của bát ăn bằng keo dính, vaseline
3.6 Tạo “hào nước" quanh bát
3.7 Dùng thuốc diệt côn trùng

Kiến rất giỏi trong việc tìm kiếm nguồn thức ăn và để lại các vệt mùi (pheromone) để dẫn dụ các thành viên khác trong tổ đến. Muốn đuổi kiến, cần hạn chế để thức ăn lộ ra ngoài và ngăn kiến tiếp cận bát ăn, như dùng “hào nước”, vaseline hoặc bột quế quanh khu vực cho ăn. Có thể sử dụng thuốc diệt côn trùng, nhưng cần hết sức thận trọng vì có nguy cơ gây hại cho thú cưng.
Việc kiến bâu vào thức ăn hạt cho mèo là hiện tượng thường gặp ở nhiều gia đình nuôi thú cưng. Không chỉ gây khó chịu, điều này còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe của mèo cưng nếu không được xử lý đúng cách. Vậy kiến bâu vào thức ăn hạt cho mèo do đâu? Có phải do thức ăn ngọt hay mặn?
Bạn hãy cùng Truoo Pet Care tìm hiểu trong bài viết sau nhé!
1. Kiến bâu vào thức ăn hạt cho mèo do có đường?
Tại Việt Nam, kiến phát triển mạnh vào tháng 5 đến tháng 10, và chúng bò vào nhà đặc biệt nhiều vào những ngày mưa đầu mùa hoặc sau mưa rào. Vào giai đoạn giao mùa, nhiệt độ và độ ẩm tăng cao khiến kiến đỏ, kiến hôi, kiến đen xuất hiện nhiều hơn trong nhà để tìm kiếm thức ăn.
Nhiều người thường mặc định kiến thích đường, kiến bâu vào đồ ăn cho mèo vì trong hạt có đường. Nhưng thực tế, mỗi loài kiến khác nhau có sở thích khác nhau.
- Kiến đỏ, hay còn gọi là kiến lửa, thường bị thu hút bởi chất đạm và chất béo. Nếu bạn cho mèo ăn thức ăn hạt cho hàm lượng thịt cao và có dầu mỡ như dầu cá hồi, dầu cá biển, chúng sẽ bâu tới nhanh chóng.
- Trong khi đó, kiến hôi là là loại kiến rất nhạy với mùi, chúng thích thức ăn có mùi thơm hấp dẫn. Chúng thường đi theo đàn rất đông.
- Kiến đen ưa thích đường và carbohydrate. Một số nguyên liệu trong hạt (như khoai lang, đậu, ngũ cốc) có thể chứa carbohydrate phân giải tạo vị ngọt nhẹ, dù không thêm đường.

2. Mèo ăn phải thức ăn dính kiến có nguy hiểm không?
Câu trả lời là có, đặc biệt nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên hoặc mèo ăn phải số lượng kiến lớn. Mèo có thể bị kích ứng dạ dày và đường ruột, dị ứng, nhiễm khuẩn, tổn thương miệng hoặc bị cắn.
2.1 Kích ứng dạ dày và bị bệnh tiêu hóa
Khi bị nhai hoặc nuốt vào, kiến sẽ tiết ra axit formic (axit kiến) như một cơ chế tự vệ. Ở liều lượng nhỏ, mèo có thể tiêu hóa bình thường. Tuy nhiên, nếu ăn phải nhiều kiến cùng lúc, axit này có thể:
- Gây kích ứng lớp niêm mạc dạ dày và ruột.
- Dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy nhẹ hoặc giảm cảm giác thèm ăn.
- Một số trường hợp chú mèo nhà bạn có thể bị đau bụng hoặc đi vệ sinh khó khăn sau khi ăn.
2.2 Nguy cơ bị nhiễm khuẩn
Kiến di chuyển khắp nơi, từ ống cống, thùng rác, nhà vệ sinh, đồ ăn thiu lâu ngày đến bát thức ăn của mèo.
Khi kiến bây vào thức ăn cho mèo, chúng có thể mang theo vi khuẩn gây bệnh như Salmonella, E. coli, hoặc Staphylococcus, gây rối loạn tiêu hoá, nhiễm trùng đường ruột. Đặc biệt, mèo con và mèo già có hệ miễn dịch yếu dễ bị ảnh hưởng bởi kiến hơn.
2.3 Mèo bị dị ứng hoặc mẫn cảm
Mặc dù trường hợp này không phổ biến, nhưng một số mèo có cơ địa nhạy cảm có thể bị dị ứng với nọc kiến.
- Dấu hiệu bao gồm: nổi mẩn đỏ quanh miệng, sưng môi, chảy nước dãi, gãi liên tục quanh mặt.
- Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể gây sốc phản vệ (rất hiếm) — cần được điều trị ngay.
2.4 Mèo bị tổn thương vùng miệng
Một số loài kiến như kiến lửa (kiến đỏ) có thể cắn và phun nọc độc khi bị mèo nuốt phải. Điều này có thể gây:
- Sưng môi, viêm lợi, chảy máu nhẹ trong khoang miệng.
- Đau rát vùng lưỡi, khiến mèo bỏ ăn vài giờ đến vài ngày.
3. Cách để ngăn kiến đến gần thức ăn của mèo
3.1 Cất kỹ thức ăn
Kiến có khả năng đánh hơi thức ăn cực kỳ nhanh nhạy. Vì vậy, cách ngăn kiến bò vào thức ăn đơn giản nhưng hiệu quả nhất là cất giữ thức ăn mèo thật kín đáo. Hãy sử dụng các loại hộp đựng chuyên dụng, có nắp kín khí để ngăn mùi thoát ra ngoài.
Ngoài ra, thức ăn của con người cũng không nên để hở trên mặt bếp hay bàn ăn, vì chúng cũng có thể thu hút kiến và khiến kiến quanh quẩn trong nhà, rồi vô tình tìm đến bát ăn của mèo.
3.2 Giữ vệ sinh khu vực ăn uống
Việc cho mèo ăn đều đặn là cần thiết, nhưng giữ sạch khu vực ăn uống mới là chìa khóa để tránh kiến. Hãy tập thói quen:
- Nhấc bát ăn lên và rửa ngay sau mỗi bữa.
- Hút bụi hoặc lau sạch các vụn thức ăn rơi vãi xung quanh.
- Vệ sinh sàn và khu vực đặt bát thường xuyên để loại bỏ mùi và dấu vết có thể hấp dẫn côn trùng.
Chỉ cần một chút thức ăn rơi vãi cũng có thể khiến kiến tìm đến trong vài phút.

3.3 Hạn chế thời gian cho mèo ăn
Kiến sẽ không đến nếu không có gì để ăn. Vì vậy, bạn nên tập cho mèo ăn theo giờ cố định và thu dọn bát ngay sau khi chúng ăn xong. Tuy nhiên một số chú mèo thích ngh
3.4 Thay đổi vị trí đặt bát ăn
Kiến đánh dấu đường chúng đi bằng pheromone để dẫn các con kiến khác đến nguồn thức ăn đã tìm thấy. Chúng có xu hướng di chuyển theo lối mòn cố định, sử dụng cùng một điểm vào và tuyến đường bằng cách lần theo dấu mùi. Thay đổi vị trí đặt bát ăn của mèo có thể giúp giảm tạm thời sự xuất hiện của kiến trong khi bạn xử lý vấn đề tại tổ kiến.
3.5. Vây quanh mặt ngoài của bát ăn bằng keo dính, vaseline
Bạn có thể dán băng keo hai mặt quanh ngoài bát ăn của mèo có thể ngăn kiến bò vào. Lưu ý rằng phương pháp này không chỉ đuổi kiến mà còn có thể tiêu diệt kiến vì chúng sẽ bị dính chặt vào băng keo.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý dán sát mặt đất để không dính vào ria mép của mèo.
Bạn cũng có thể bôi một lớp vaseline quanh mép bát để ngăn cản kiến bò vào bát ăn.
Ngoài ra, bạn có thể rắc xung quanh bát ăn phấn viết bảng, baking soda, bột quế, bã cà phê, tro bếp để ngăn lũ kiến lại gần.
Lưu ý rằng lớp rắc phải đủ dày để hiệu quả, vì kiến là loài rất lì lợm. Các chất này không nên gây độc hoặc đuổi mèo – ví dụ, tiêu đen hay ớt có thể xua kiến nhưng cũng có thể khiến mèo không muốn ăn.
Nếu mèo của bạn hay thử nếm các vật lạ, phương pháp này có thể không phù hợp.

3.6 Tạo “hào nước" quanh bát
Kiến không biết bơi, nên nước là một rào chắn rất hiệu quả. Hãy đặt bát ăn của mèo vào trong một cái khay, bát hoặc hộp to hơn có chứa một lượng nước vừa phải (đủ để ngăn kiến, nhưng không làm nước tràn vào bát ăn).
3.7 Dùng thuốc diệt côn trùng
Nếu các phương pháp tự nhiên không hiệu quả, hoặc bạn muốn xử lý cả tổ kiến chứ không chỉ đuổi chúng khỏi bát ăn, bạn có thể cân nhắc dùng thuốc diệt kiến. Tuy nhiên, bạn phải cực kỳ thận trọng, cách ly mèo ra khỏi khu vực ăn uống vì thuốc diệt kiến có thể gây độc nghiêm trọng cho thú cưng.
Tìm hiểu ngay
Các dòng thức ăn hoàn chỉnh dành cho chó và mèo của Truoo Pet Care, sản phẩm được phát triển bởi Tập đoàn Hoàng Gia De Heus Hà Lan.
About the author

Jena Thảo
Marketing Officer
Với am hiểu về dinh dưỡng và kinh nghiệm nuôi 2 chú mèo và 1 chú chó, mình muốn chia sẻ đến tất cả người nuôi thú cưng kiến thức mà mình đã đúc kết trong quãng thời gian dài làm trong ngành công nghiệp thức ăn cho chó mèo.